Kinh doanh quán cà phê không chỉ đơn gian là một phương án đầu tư thu lợi nhuận mà nó còn là sự kết hợp của đam mê cà phê, yêu thích không gian đẹp và sở thích kinh doanh. Chỉ cần một lượng vốn nhỏ công thêm một vài nhân sự là có thể setup một quán café đạt chuẩn. Nhưng làm thế nào để công việc kinh doanh quán cà phê đạt hiệu quả, phát triển bền vững trong một thời gian dài?
Cùng H+ Cà Phê tìm hiểu ngay 7 lời khuyên dưới đây của Chuyên gia kinh doanh Nguyễn Huy Anh, qua đó định hướng những chiến lược kinh doanh tối ưu nhất cho công việc kinh doanh quán cà phê của mình bạn nhé!
1. Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cà phê
Đối với nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm hai yếu tố chính: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.
Xác định khách hàng tiềm năng là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh quán cà phê. Đây cũng chính là yếu tố giúp bạn định hình được hình thức kinh doanh, màu sắc chủ đạo và thiết kế không gian. Hãy luôn đặt mình ở vị trí của khách hàng và cảm nhận. Cảm nhận họ cần gì, muốn gì và sẽ nghĩ như thế nào? Từ đó đưa ra những hướng đi thích hợp. Để đảm bảo được khách hàng sẽ luôn có những tâm trạng thoái mái, thích thú nhất khi đến với quán cà phê của bạn.
Ngoài ra đối tượng khách hàng, thói quen, tần suất đến quán cũng giúp xác định quy mô quán cà phê của bạn. Một số thông tin về khách hàng bạn có thể tham khảo:
- Đối tượng khách hàng: Phần lớn tập trung vào nam, nữ ở độ tuổi 16-39 tuổi.
- Tần suất đến quán cà phê: Khoảng 2 lần/ tuần.
- Thói quen chọn quán: Nữ thường chọn các quán cà phê trẻ. Nam giới thường chọn các quán truyền thống, phục vụ cà phê ngon.
- Thời điểm uống cà phê: Buổi sáng trước khi đi làm, trưa, buổi tối và những ngày cuối tuần.
Ngoài nghiên cứu khách hàng thì đối thủ cũng là yếu tố bạn cần phải nghiên cứu. Bạn cần biết: Đối thủ của bạn có gì? Những quán cafe “hút khách” đang kinh doanh gì? Có gì độc đáo không? Yếu tố nào quán đông khách đến vậy?
2. Tạo một kế hoạch kinh doanh vững chắc
Điều cần thiết là phải xây dựng một kế hoạch kinh doanh thực tế trước khi mua một quán cà phê. Vạch ra lộ trình hành động tương lai cho cả tiếp thị và điều hành quán cà phê, đồng thời đánh giá và chỉnh sửa liên tục. Và hãy nhớ rằng, nguồn vốn hoạt động là vô cùng quan trọng, cần có một nhà đầu tư.
Kế hoạch kinh doanh này đề cập cách và cách bước bạn mở quán cà phê như thế nào. Trong đó bao gồm từ khâu xác định đối tượng khách hàng, mở quán đến tính toán các chi phí và ước tính thời gian thu hồi vốn.
Các câu hỏi cần trả lời trong kế hoạch kinh doanh quán cà phê:
- Tập khách hàng tìm năng của quán: Nhân viên văn phòng, người lao động, sinh viên.. từ đó tìm ra thói quen, sở thích của họ.
- Mô hình quán cà phê mà bạn dự định chọn.
- Đối thủ cạch tranh của bạn là ai. Bạn có ưu điểm gì, kế hoạch như thế nào để vượt đối thủ.
- Loại cà phê mà bạn dự định chọn cho quán của mình có gì khác biệt so với đối thủ.
- Dự định nhà cung cấp cà phê và các thực phẩm khác.
- Chuẩn bị các thủ tục, giấy phép kinh doanh như thế nào.
- Thuê nhân viên như thế nào, cần bao nhiêu nhân viên.
- Cần bao nhiêu vốn để khởi động quán cà phê của bạn.
- Thời gian thu hồi vốn.
Đây là cách duy nhất để bạn thực sự thích điều hành cơ sở của mình. Bạn khó có thể thưởng thức cà phê mới pha và nội thất ấm cúng của mình nếu bạn không biết doanh nghiệp của mình đang hướng tới đâu?
3. Đăng kí các giấy tờ pháp lý
Một bước rõ ràng khác, nhưng đáng nhắc lại, là cần phải đặt tất cả các vấn đề pháp lý vào trật tự. Trước khi bắt đầu kinh doanh một quán cà phê, đừng vội vàng khi tìm kiếm giấy phép kinh doanh, giấy phép thực phẩm và đồ uống, và bảo hiểm các loại. Dưới đây là một số gợi ý bạn chắc chắn nên thực hiện:
- Xin Giấy phép Kinh doanh Thực phẩm với chính quyền địa phương của bạn vì quy trình nộp đơn khá phức tạp.
- Để phục vụ rượu, bạn cần liên hệ với Văn phòng Quy định về Rượu và Trò chơi tại địa phương và hỏi họ về các yêu cầu đối với các giấy phép cần thiết.
- Cần đảm bảo rằng thực phẩm của bạn được xử lý và bảo quản đúng cách. Bạn cần phải tuân thủ các Quy định An toàn Thực phẩm.
Điều này có nghĩa là bạn cần đảm bảo rằng cơ sở của bạn đáp ứng tất cả các tiêu chí về an toàn và vệ sinh, áp dụng cho cả đồng phục nhân viên, nhà bếp và thậm chí cả phòng vệ sinh của bạn.
4. Yêu thích công việc và có kiến thức về cà phê
Để khách hàng yêu thích quán cafe của bạn, thì đầu tiên chủ quán phải là những người yêu chính công việc mình đang làm. Khi chủ quán đam mê công việc, nhân viên và khách hàng sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, hứng thú và năng lượng mà họ lan tỏa. Nhân viên sẽ cống hiến với một tâm thế thoải mái hơn, khách hàng sẽ cảm thấy gần gũi hơn khi được phục vụ ở quán cà phê của bạn.
Bên cạnh đó, chất lượng luôn là một yếu tố cần để có thể kinh doanh quán cafe thành công lâu dài. Để đem đến cho khách hàng một sản phẩm chất lượng, bạn cũng cần phải có kiến thức về cà phê, từ cơ bản đến chuyên sâu.
- Đơn giản nhất, bạn cần hiểu về đặc tính các dòng cà phê Arabica, Robusta, hiểu về hương thơm và hàm lượng caffein trong mỗi dòng này. Từ đó bạn sẽ biết cần dùng loại cà phê nào cho từng phương pháp pha chế. Bạn sẽ có cách phối trộn tạo ra một loại cà phê đặc trưng cho quán. Hoặc bạn cũng có thể phối trộn theo gu của những khách hàng đặc biệt.
- Hiểu về các dụng cụ pha cà phê cần thiết cũng thực sự cần thiết! Nếu kinh doanh cà phê truyền thống, bạn cần hiểu về phin pha cà phê. Trên thị trường hiện tại có 3 loai phin chính: phin nhôm, phin inox và phin sứ. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng và việc lựa chọn phin tùy vào phong cách của quán cafe. Nhưng nếu bạn muốn kinh doanh quán cà phê hiện đại, một số dụng cụ cần thiết cần phải hiểu đặc tính để có lựa chọn đúng: máy xay cà phê, bộ Syphon, bộ pha Pour over..
- Để mở quán cà phê, chắc chắn bạn nên thuê nhân viên pha chế để thực hiện công việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết các phương pháp pha chế để có thể chọn mô hình kinh doanh và lên menu thức uống cho quán. Hiện nay có rất nhiều cách pha chế cà phê nhưng tựu trung lại có 4 phương pháp pha chính: pha cà phê bằng cách đun sôi, pha bằng cách ngâm, pha cà phê bằng áp suất, pha cà phê bằng phin nhỏ giọt.
5. Đầu tư nội thất, trang trí không gian quán cà phê
Yếu tố đầu tiên để kinh doanh cà phê hiệu quả không thể không nhắc đến phần nội thất không gian. Bởi đây là yếu tố đã quá cơ bản mà cần thiết đối với lĩnh vực kinh doanh này. Đặc biệt càng cần thiết hơn với thực trạng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao hiện nay. Khách hàng đặc biệt sẽ bị choáng ngợp bởi không gian mới lạ, trang trí thoáng đãng, view có thể nhìn được mọi quang cảnh đường phố xung quanh.
Những không gian có view đẹp luôn là nằm trong yếu tố đủ để có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Bởi vậy hãy đầu tư khâu nội thất không gian thật triệt để ngay từ đầu. Tránh những trường hợp phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Tạo lên những khoản chi phí phát sinh không đáng có.
Nếu bạn vẫn băn khoăn, đừng lo! Bạn chỉ cần nói cho Goldensea biết BẠN MUỐN GÌ? Việc còn lại ĐỂ CHÚNG TÔI LO!
6. Không bao giờ ngừng tiếp thị
Nếu bạn bắt đầu tiếp thị ngày bạn mở, bạn đã đứng đằng sau. Vào ngày khai mạc, bạn muốn mọi người hào hứng đi vào. Để làm được điều đó, bạn cần phải bắt đầu tiếp thị một vài tháng trước khi bạn khai trương. Điều này bao gồm tờ rơi, áp phích và các kênh quảng cáo thông thường, nhưng việc nắm chắc tiềm năng của các phương tiện truyền thông xã hội và trực tuyến mang lại cũng rất cần thiết.
Mạng xã hội, facebook cũng đang là một kênh marketing hữu hiệu. Chúng giúp các nhà kinh doanh kiếm doanh thu nhân với bội số nhân. Vậy bạn đừng quên tạo một trang fanpage giới thiệu về quán. Cũng như có những sự kiện mới, chương trình khuyến mãi. Thì khách hàng sẽ biết đến nhanh hơn. Đồng thời tên tuổi của quán sẽ đến được nhiều hơn khách hàng biết đến.
Một thách thức lớn khi điều hành một quán cà phê là duy trì sự nổi tiếng, nhưng cho dù thực đơn của bạn có bạn tuyệt vời đến đâu, thì không ai có thể chỉ dựa vào những lời truyền miệng. Những người đã điều hành một quán cà phê đã nói rằng tiếp thị là công cụ khó sử dụng nhất trong bộ công cụ của họ và dần trở thành một nhu cầu cần thiết.
7. Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn mà có các vị trí nhân viên khác nhau. Thông thường cần các vị trí:
- Nhân viên pha chế
- Nhân viên thu ngân
- Nhân viên phục vụ
- Bảo vệ
Trong việc tuyển nhân viên cho quán cà phê bạn cần lưu ý như sau:
- Với một ngành dịch vụ như quán cafe thì việc lựa chọn ngoại hình là yếu tố khá quá trọng. Nếu nhân viên ăn nói khéo léo, ngoại hình ưa nhìn, có kinh nghiệm, tác phong nhanh nhẹn thì chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái.
- Để tuyển được nhân viên dễ dàng, bạn nên viết thông báo tuyển dụng rõ ràng về mức lương, ca làm. Có các yêu cầu cụ thể để tìm đúng ứng viên tiềm năng. Bạn đỡ mất thời gian phỏng vấn nhiều lần.
Bên cạnh đó, dành thời gian đào tạo đúng cách cho nhân viên của bạn, đảm bảo rằng họ biết cách xử lý mọi tình huống, kiên định các tiêu chuẩn trình bày cao nhất, có thực đơn hấp dẫn và trang web mà khách truy cập tìm thấy nhiều thông tin là thực sự cần thiết. Nhân viên hiểu biết và lịch sự sẽ làm cho khách hàng cảm thấy được chào đón. Một số người có thể không biết nhiều về cà phê, hiểu biết về pha chế. Thì nhân viên chính là người có thể giúp khách hàng biết nhiều thông tin hơn.
Ví dụ nếu nhân viên pha chế dành một vài phút trò chuyện với khách hàng để xác định những sở thích hương vị của họ. Từ đó khuyên họ chọn đồ mà họ sẽ thích. Điều này không những phục vụ đúng nhu cầu khách hàng mà còn là nghiên cứu được nhu cầu thưởng thức cafe. Nhằm tạo nên những đồ uống ngày càng chuyên nghiệp và có chất lượng hơn.
Trên đây là 7 lời khuyên có thể giúp các chủ quán café có thể tự tin hơn trong việc quản lý quán café. Hy vọng các bạn có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ của bản thân, công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi!